• Trang chủ
  • Tài chính
  • Những lưu ý trước khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần phải biết

Những lưu ý trước khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần phải biết

điều kiện để mở công ty

Thành lập công ty hay doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khi bắt đầu. Tuy nhiên, mới mở ra làm ăn lần đầu nên bạn không biết thành lập công ty cần những gì. Thêm vào đó, luật doanh nghiệp đôi khi có những thay đổi khiến bạn không biết chuẩn bị giấy tờ, thủ tục gì cho đầy đủ. 

Nhằm giúp bạn tiếp cận thông tin về quy trình, thủ tục thành lập công ty mới dễ dàng và nắm bắt được các vấn đề pháp lý liên quan. Alo Tài Chính xin tổng hợp những lưu ý trước khi thành lập công ty/doanh nghiệp để bạn nắm rõ.

lưu ý trước khi thành lập công ty
Những lưu ý trước khi thành lập công ty

7 lưu ý trước khi thành lập công ty

Quá trình đăng ký mở công ty khá phức tạp và mất rất nhiều thời gian, công sức. Do đó 7 lưu ý sau đây sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi công ty/doanh nghiệp của mình đi vào hoạt động:

1. Điều kiện về chủ thể

Điều kiện về chủ thể là lưu ý quan trọng nhất trước khi thành lập bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào đó. Theo Luật doanh nghiệp 2020, những đối tượng có thể thành lập doanh nghiệp gồm:

  • Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Có CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu.
  • Không thuộc những đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 (công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, người chưa thành niên, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…).

Tham khảo: Cập nhật phí chuyển tiền các ngân hàng mới nhất.

2. Xác định thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư

Đây là một trong những vấn đề quan trọng cần phải xác định rõ trước khi thành lập công ty, bởi vì số thành viên góp vốn là yếu tố quyết định loại hình doanh nghiệp sau này. 

Có thể nói, các cổ đông/thành viên góp vốn có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

Hợp tác được với những thành viên/cổ đông có chung lý tưởng, quan điểm là một trong những điều quyết định sự thành công của công ty và ngược lại. Do đó, hãy cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ trước khi lựa chọn một cá nhân/tổ chức cùng thành lập doanh nghiệp.

thành lập công ty cần những gì
Cổ đông là lưu ý quan trọng khi công ty mới thành lập

Lưu ý, phần lợi nhuận chia cho các thành viên/cổ đông sẽ dựa trên tỷ lệ đóng góp. Vì vậy, khi bắt đầu công việc kinh doanh, bạn cần lập ra những quy định rõ ràng về việc phân chia trách nhiệm và lợi nhuận để tránh những tranh chấp sau này.

3. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp 2020 quy định có 5 loại hình doanh nghiệp chính. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện thì chỉ có 4 loại hình được đăng ký nhiều nhất là:

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Đây là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê/mướn đại diện pháp luật).
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Loại hình doanh nghiệp này có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê/mướn đại diện pháp luật).
  • Công ty Cổ phần: Có từ 3 cá nhân/tổ chức trở lên (có thể thuê/mướn đại diện pháp luật), đồng thời không hạn chế số lượng cổ đông. Do đó, bạn có thể tận dụng điều này để phát hành cổ phần huy động vốn cho công ty.
  • Công ty Tư nhân: Là loại hình công ty chỉ do 1 cá nhân làm chủ. Loại hình này được rất ít người lựa chọn bởi tính rủi ro cao về mặt pháp lý, do chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn về chính tài sản của mình.

Loại hình doanh nghiệp có thể thay đổi được. Do đó, sau khi công ty đã đi vào hoạt động ổn định, bạn hoàn toàn có thể chuyển sang một loại hình doanh nghiệp khác cho phù hợp hơn nếu có nhu cầu.

Xem thêm: 3 Cách kiểm tra tiền trong tài khoản ngân hàng/thẻ ATM nhanh nhất

4. Đặt tên công ty

Một trong những điều kiện để mở công ty thành công là tên doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng để xác định thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn trên thị trường. Vậy đặt tên công ty như thế nào để vừa hay vừa đúng luật?

  • Khi đặt tên công ty, không được sử dụng những tên đã bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với những công ty đã đăng ký trước tại Cơ sở dữ liệu quốc gia.
  • Tên công ty phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo ký hiệu và chữ số. Phải phát âm được và có ít nhất 2 thành tố: [Loại hình doanh nghiệp] + [Tên riêng của doanh nghiệp].
  • Không được dùng tên cơ quan nhà nước, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân (trừ trường hợp được cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị đó chấp thuận).

Hiện nay, các doanh nghiệp mới thành lập thường có xu hướng đặt tên liên quan đến ngành nghề kinh doanh của mình như: Công ty TNHH Dịch vụ Kế Toán Song Kim. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt tên doanh nghiệp ghép với các từ tiếng Anh như: Công ty Cổ phần Sunshine.

5. Địa chỉ trụ sở công ty

Địa chỉ trụ trụ sở của doanh nghiệp được xác định gồm 4 cấp:

[Số nhà kèm tên đường] + [Tên xã, phường, thị trấn] + [Tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh] + [Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương]

mở công ty cần gì
Doanh nghiệp trước khi thành lập cần đăng ký trụ sở đúng quy định

Trong trường hợp trụ sở đặt tại nơi chưa có số nhà hay tên đường, cần phải có giấy xác nhận của địa phương rằng địa điểm đó chưa có số nhà/tên đường và nộp kèm với hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Nếu địa chỉ nơi bạn dự định thuê làm trụ sở công ty nằm trong tòa nhà hoặc chung cư. Trước khi ký hợp đồng thuê, nên tiến hành kiểm tra xem tòa nhà/chung cư đó có chức năng thương mại hoặc làm văn phòng hay không.

Tìm hiểu: Cách chuyển tiền từ tài khoản điện thoại vào tài khoản ngân hàng

6. Ngành nghề kinh doanh

Trước khi hoạt động, doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan đăng ký. Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất kỳ ngành nào mà pháp luật không cấm.

Lưu ý, để thực hiện quy trình mở công ty và kinh doanh đúng pháp luật, bạn cần kiểm tra xem ngành nghề mà mình dự định kinh doanh có thuộc danh mục những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020) hay không, hoặc có nằm trong danh sách những ngành bị cấm hay không.

7. Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ tổng số vốn do chủ sở hữu công ty, cổ đông/thành viên góp vốn đã góp hoặc cam kết góp trong thời hạn 90 ngày (đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp).

Hiện nay, pháp luật không quy định về việc phải chứng minh vốn khi thành lập công ty, trừ những trường hợp công ty đăng ký ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, khi đó vốn điều lệ phải cao hơn vốn pháp định. Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải nộp hằng năm, đồng thời đây cũng là yếu tố để xem xét việc hợp tác của một số bên đối tác.

Khi doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ, nên chọn một mức vốn hợp lý, không quá thấp cũng không quá cao. Bởi vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty thường khá đơn giản, còn thủ tục giảm vốn vốn điều lệ lại tương đối phức tạp, cần nhiều thời gian và điều kiện đi kèm.

Xem thêm: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty.

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký thành lập công ty

Hồ sơ đăng ký công ty bao gồm những giấy tờ sau:

1. Giấy tờ tùy thân

Bản sao có chứng thực CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu (còn hiệu lực) của chủ doanh nghiệp, các cổ đông, thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật.

2. Hồ sơ đăng ký

  • Điều lệ công ty.
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Danh sách các thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc các cổ đông (đối với Công ty Cổ phần).
  • Một số giấy tờ khác tùy trường hợp, ví dụ: Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ đăng ký không phải đại diện pháp luật).
thành lập công ty cần gì
Muốn mở công ty cần giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp

Những điều cần biết trước khi thành lập công ty

Những kinh nghiệm cần biết trước khi mở công ty/doanh nghiệp sau đây sẽ giúp bạn đăng ký kinh doanh thuận lợi, nâng cao uy tín, cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Nên đăng ký ngành kinh doanh có chủ đích, không đăng ký tràn lan

Việc đăng ký nhiều ngành nghề sẽ góp phần giúp hoạt động kinh doanh công ty/doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, không nên đăng ký tràn lan, không có chủ đích, đặc biệt là với những công ty mới thành lập. Bởi vì khi khách hàng tra cứu thông tin doanh nghiệp, nếu thấy đăng ký quá nhiều ngành nghề không liên quan, doanh nghiệp đó sẽ bị đánh giá là không chuyên nghiệp.

Xem thêm: Cách tính vòng quay vốn lưu động – Phản ánh “sức khỏe” doanh nghiệp.

Không có địa chỉ kinh doanh, có thể thuê văn phòng ảo để đặt trụ sở công ty

Với những công ty muốn tiết kiệm chi phí thuê văn phòng truyền thống. Hoặc những chủ doanh nghiệp không thể thuê được văn phòng để đặt trụ sở công ty theo đúng quy định của pháp luật. Thì việc thành lập công ty có trụ sở đặt tại các văn phòng chia sẻ, văn phòng ảo là giải pháp tối ưu nhất.

Chi phí thuê văn phòng ảo hiện nay chỉ từ: 350.000 – 1.000.000 đồng/tháng, bạn sẽ có ngay một địa điểm đặt trụ sở công ty hoàn toàn hợp pháp với đầy đủ các dịch vụ tiện ích đi kèm như: Lễ tân chuyên nghiệp, phiên dịch viên, khu vực tiếp khách, người nhận thư từ, phòng họp, quầy phục vụ ăn uống,…

Nên chuẩn bị 1 số điện thoại riêng khi thành lập công ty

Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về việc thông tin số điện thoại phải được kê khai trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Điều này có thể khiến công ty của bạn bị làm phiền bởi những đơn vị bán dịch vụ hay thậm chí là lừa đảo.

Do đó, khi đăng ký hồ sơ thành lập doanh nghiệp, nếu có thể, bạn nên chuẩn bị thêm 1 số điện thoại khác để phục vụ cho việc đăng ký kinh doanh cũng như tránh bị làm phiền.

Xem thêm: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào uy tín và lãi suất tốt nhất?

Nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty trọn gói chuyên nghiệp

Nếu bạn đang đau đầu vì có quá nhiều điều cần biết, cần chuẩn bị khi thành lập công ty, hãy chọn một dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp, trọn gói từ A-Z để giúp bạn đăng ký kinh doanh thuận lợi, hợp pháp.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cá nhân/tổ chức cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập công ty. Chỉ tính riêng tại TP HCM cũng đã có đến hơn 200 đơn vị. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lựa chọn dịch vụ mở công ty của những đơn vị nào đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau:

  • Có đầy đủ tư cách pháp nhân.
  • Có thời gian hoạt động lâu.
  • Có cam kết tiến độ hoặc cam kết chỉ thu phí sau khi hoàn thành công việc.
  • Chi phí dịch vụ hợp lý (không quá rẻ cũng không quá cao).
  • Tư vấn thủ tục mở công ty rõ ràng, chính xác.
điều kiện để mở công ty
Bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọ gói tại Song Kim

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP HCM của Song Kim sẽ là giải pháp tối ưu dành cho doanh nghiệp của bạn. Không chỉ hỗ trợ các thủ tục thành lập công ty, Song kim còn tư vấn cho bạn về việc khởi tạo một doanh nghiệp mới như thế nào để đạt được thành công. 

Kế toán Song Kim với 8 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ mở công ty. Lựa chọn Song Kim, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm vì:

  • Cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói A-Z chỉ từ 990.000 VNĐ.
  • Không thu phí tạm ứng, không phát sinh chi phí ẩn.
  • Thu phí theo tiến độ hoàn thành công việc.
  • Nhiều gói dịch vụ từ cơ bản đến chuẩn pháp lý để khách hàng lựa chọn.
  • Thay bạn làm tất cả mọi việc, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức đi lại.
  • Hoàn thiện các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác.
  • Cam kết bảo mật thông tin công ty.
lập công ty cần những gì
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói TP HCM Song Kim

Liên hệ ngay với Song Kim qua thông tin sau:

Công ty TNHH Dịch vụ Kế Toán Song Kim

  • Địa chỉ: 2/1/9 Đường số 84 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, TP HCM.
  • Số điện thoại: (028) 66 744 447 – Hotline: 0908 714 741.
  • Website: https://ketoansongkim.vn
  • Email: info@ketoansongkim.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ về những điều cần biết và lưu ý trước khi thành lập công ty. Mong rằng bạn đã nắm bắt được những thông tin mấu chốt để có thể thực hiện mở công ty một cách thuận lợi. 

Nếu muốn sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập công ty trọn gói, hãy liên hệ ngay với Kế toán Song Kim để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và đảm bảo nhất.

Chúng tôi Alo Tài Chính là nơi tập hợp và chia sẻ kiến thức tài chínhvay vốnbảo hiểm, ngân hàng, tiền tệ, gợi ý khoản vay phù hợp cho bạn. Là 1 trong các trang báo tài chính uy tín, đáng xem nhất hiện nay.